Nội dung chính
Pi network đang được nhà phát triển xây dựng hệ sinh thái mạnh mẽ, thân thiện, thông minh và hiệu quả hơn so với những loại tiền mã hóa trước đó. Pi network là tiền mã hóa thế hệ 4 ra đời sau Bitcoin, Ethereum, Xrp …
Pi network đã phát triển được hơn 2 năm kể từ đầu năm 2019. Những bước đi chậm rãi của nó nhằm mục đích khắc phục những yếu điểm và hạn chế của những đồng tiền thế hệ trước. Những hạn chế bao gồm: Phí giao dịch cao, thời gian giao dịch chậm, nguồn cung có hạn, chi phí tạo ra tiền rất cao và ảnh hưởng tới môi trường. Một hạn chế rất lớn khác đó là nằm tính đầu cơ cao, khiến chúng khó trở thành phương tiện thanh toán trong thương mại.
Pi network sẽ phân bổ tổng cung pi coin đủ lớn để đáp ứng cho thanh toán thương mại xuyên quốc gia và đa dạng hóa kênh tài chính toàn cầu, số lượng có thể đủ dùng cho hàng tỷ người giao dịch thương mại mỗi ngày. Tổng cung Pi đang được định hướng lên tới 100 tỉ coin hoặc sự phổ biến ban đầu tới 100 triệu người.
Không phải cho đến bây giờ mới xuất hiện tên tuổi những tiền mã hóa có tổng cung từ vài chục tỷ đến 100 tỉ coin. Một số có thể kể ra như: XRP 45 tỉ coin, XLM 50 tỉ coin, ADA 45 tỉ coin, Doge 135 tỉ coin … Có loại còn lên tới vài trăm tỉ coin như WIN 999 tỉ coin.
Có một quy luật tương đối giữa giá trị và số lượng: Số lượng càng lớn thì giá trị càng nhỏ, số lượng càng nhỏ thì giá trị càng lớn.
Thực tế đó cũng đúng với tiền mã hóa, ví dụ: Tổng cung bitcoin 21 triệu coin, giá hiện tại là 37,000 $/Btc; tổng cung ETH 116 triệu coin, giá hiện tại là 2,500$/Eth. Tổng cung ADA 45 tỉ coin, giá là 1.7$/Ada. Tổng cung Doge 135 tỉ coin, giá hiện tại là 0.37$/Doge
Một nghịch lý khác tồn tại trong hệ thống tiền tệ, đó là: Giá trị 1 đồng quá cao, khiến chi tiêu cồng kềnh và khó sử dụng mua bán hàng hàng có giá trị nhỏ. Ngược lại, một đồng tiền có giá trị nhỏ lại khó chi tiêu mua bán những hàng hóa có giá trị lớn. Người ta sẽ không dùng đến Bitcoin để mua cân thịt, và người ta cũng không dùng đồng Doge để mua những căn nhà lên đến hàng triệu đô la.
Cho đến nay, chưa có dự án nào đưa ra giải pháp cân bằng giữa cung tiền và giá trị của tiền, ngoại trừ Nicolas Kokkalis – Chủ dự án Pi Network. Nicolas đã nói trong sách trắng rằng: Sẽ cung cấp giải pháp để cân bằng giữa cung tiền và giá trị của nó, nghĩa là sẽ cung cấp một lượng Pi coin đủ lớn cho hàng trăm triệu người đến hàng tỷ người dùng, nhưng vẫn đảm bảo giá trị đủ lớn để chi tiêu thuận tiện mọi loại hàng hóa trên toàn cầu. Vậy giải pháp đó là gì? Làm sao để khi phát hành chính thức vài chục tới 100 tỉ Pi coin mà giá một đồng pi đủ lớn cho tiêu dùng?
Dưới đây là những giải pháp tạo sự khan hiếm cho Pi network
1. Tổng cung lớn chia đều cho cộng đồng lớn
Pi network phát triển không giống như bất kỳ đồng tiền mã hóa nào khác. Đa số tiền mã hóa được xây dựng và cam kết xây dựng hệ sinh thái và blockchain trước, sau đó bán cổ phần ra công chúng và dùng tiền ấy phát triển thêm về sau như ADA hoặc XRP (PoS) … Có một số loại tiền có chi phí đầu vào lớn như Bitcoin và các dòng PoW, cần huy động 1 lượng lớn máy móc và điện năng để tạo tổng cung, giá của nó thường khá đắt và chỉ tập trung trong một số ít người.
Pinetwork thì ngược lại. Dự án xây dựng cộng đồng trước để phân tán số picoin công bằng đến các thành viên, song song với đó là xây dựng hệ sinh thái, cho phép cộng đồng sử dụng kiểm chứng để hoàn thiện hệ sinh thái. Pi coin phát huy tối đa tính dân chủ và tính nhân văn xã hội. Pi định hướng tạo ra đồng tiền cho cộng đồng sử dụng một cách an toàn và minh bạch, công bằng. Cho đến nay, số thành viên tham gia mạng Pi lên tới gần 20 triệu. Tương lai lên tới 100 triệu hoặc 1 tỉ người. Nếu cộng đồng đạt 100 triệu người, nó bằng dân số của 1 nước xếp hạng top 15 trên thế giới. Điều này thật tuyệt vời!
Giả sử có thể đạt tới 100 triệu thành viên với tổng cung là 100 tỉ coin, mỗi người chỉ nắm giữ trung bình 1000 picoin. Số coin này trái ngược hẳn với xu thế phân phối không công bằng của những đồng coin thế hệ trước, khi chúng được mua bằng tiền Fiat hoặc được tạo ra từ tiền fiat (mua sắm máy móc để khai thác), ai có nhiều tiền thì mua được nhiều coin.
Vì vậy, tổng cung lớn chia đều cho cộng đồng lớn là cách đầu tiên tạo ra sự khan hiếm của Picoin
2. Giải phóng Pi coin theo thời gian
Phương pháp này, tất cả mọi đồng tiền mã hóa có lộ trình rõ ràng đều dùng đến. Nghĩa là theo lộ trình của dự án, một phần coin sẽ bị khóa tại một thời điểm, cho đến thời điểm nào đó chúng sẽ được đưa vào lưu hành để tạo sự khan hiếm, tránh bán tháo ồ ạt có thể dẫn tới bị mua gom tại giá thấp tạo tính đầu cơ, bóp méo tính thị trường của tiền.
Đối với Bitcoin, có sự khác biệt ở sự khan hiếm. Bitcoin dùng thuật toán để khai thác, theo thời gian, số bitcoin khai thác được sẽ khó hơn, nên sự khan hiếm càng cao.
Picoin là đồng coin được đúc sẵn căn cứ vào quá trình khai thác “ảo” bằng điện thoại, nói khác đi gọi là điểm danh hàng ngày. Số pi coin nhận được thông qua 3 nguồn.
2.1 Nguồn cung thứ nhất (nguồn cung tiên phong)
Nguồn cung thứ nhất là nguồn coin được ấn định cố định theo thời gian. Tổng số lượng thành viên tăng 10 lần thì số coin nhận được giảm đi 1 nửa, cho đến khi về 0, hoặc sẽ dừng khai thác đến khi thành viên đạt 100 triệu người (2 phương án này chưa được ấn định). Các mốc quy định là 100,000 – 1 triệu – 10 triệu – 100 triệu – 1 tỉ người
Nguồn coin này gọi là coin cơ bản. Số lượng Pi coin này sẽ được đưa vào lưu hành đầu tiên khi dự án Mainnet – công bố mã nguồn mở.
Đây là nguồn cung Pi được giải phóng đầu tiên để lưu hành, nó là nguồn chính, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Pi network
Đối với phần lớn thành viên tham gia ban đầu, trung mĩnh mỗi người chỉ có vài trăm picoin. Như vậy nguồn cung này khá ít nên bản chất nó khan hiếm trên phương diện nắm giữ cá nhân
2.2 Nguồn cung thứ hai (nguồn cung bảo mật)
Nguồn cung thứ 2 đến từ phần thường cho vòng tròn bảo mật. Mỗi thành viên khai thác được thưởng tối đa trên 5 thành viên thêm vào vòng tròn bảo mật của mình. Tổng cung này cũng bị giới hạn tối đa bằng 100% tổng cung của nguồn cung cơ bản. Nghĩa là nếu mỗi người có 1 picoin cơ bản tự khai thác thì sẽ có thêm tối đa 1 pi coin thưởng từ vòng bảo mật này
Nguồn cung thứ hai này có thị phần nhỏ hơn so với nguồn cung thứ nhất, do vòng tròn bảo mật được khai thác sau 3 ngày và không được thêm vào đầy đủ trong vòng đời khai thác Pi.
Nguồn cung thứ hai này sẽ được khóa theo thời gian, tới 1 thời điểm nào đó, có thể 1 đến 3 năm (chưa được dự án công bố) để tạo ra sự khan hiếm của Pi coin
2.3 Nguồn cung thứ ba (nguồn cung đại sứ)
Nguồn cung thứ 3 được tạo ra căn cứ trên phần thưởng cho những thành viên góp sức phát triển cộng đồng Pi network.
Mỗi thành viên mời thêm được 1 người tham gia khai thác Pi coin, họ được thưởng thêm số pi coin khi cả 2 đồng thời cùng khai thác. Số pi thưởng này lớn hơn khi số người mời tham gia lớn hơn. Pi thưởng = 25% số Pi khai thác của (nguồn cung thứ nhất + nguồn cung thứ hai)
Nguồn cung thứ 3 thường ít hơn rất nhiều so với 2 nguồn cung trước đó nếu tính bình quân. Tuy nhiên, có một số ít người, phần coin thưởng từ nguồn cung này thường lớn hơn rất nhiều so với số coin có được từ nguồn một + nguồn hai. Có người có tới vài triệu picoin loại này.
Nguồn cung này tuy không nhiều so với hai nguồn trước đó, nhưng nó lại có sức ảnh hưởng lớn đối với giá thị trường của Pi khi được chấp nhận lưu hành. Điều gì xả ra khi một người có vài triệu pi bán ra trên thị trường trong khi trung bình mỗi người chỉ có vài trăm đến vài ngàn Picoin? Nó sẽ khiến thị trường trao đảo.
Nguồn cung này sẽ được giải phóng cuối cùng để đảm bảo sự kham hiếm của Pi và giúp thị trường Pi phát triển lành mạnh, bền vững. Nguồn này có thể giải phóng sau 3-5 năm?
2.4 Nguồn Pi coin đã lưu hành trên thị trường
Làm sao để khống chế nguồn cung này khi nó đã được tự do lưu hành trên thị trường? Nghe có vẻ phi lý?
Nếu tạo thêm sư khan hiếm từ nguồn cung này, Pi sẽ trở thành một đồng tiền có sức mạnh vô tiền khoáng hậu. Hãy cùng chúng tôi phân tích tình huống nhé!
2.4.1 Khóa picoin từ các đối tác tham gia hệ sinh thái Pi network
Pi network là đồng tiền duy nhất được dùng để chi trả cho mọi dịch vụ thuộc hệ sinh thái Pi browser.
Pi browser sẽ cung cấp cho những đối tác, nhà phát triển những không gian xây dựng App và Dapp của riêng mình. Những dịch vụ đó có thể bao gồm: Defi, NFT, Pi Mall, Pi chat AI, Network, Quảng cáo trực tuyến, lưu trữ đám mây …
Pi browser sẽ yêu cầu mọi đối tác, nhà phát triển và nhà cung cấp dịch vụ trên nền tảng này phải nắm giữ số lượng Pi nhất định. Bạn hãy hình dung như sau: Pi browser giống như 1 mảnh đất lớn, mảnh đất ấy chia thành nhiều mảnh nhỏ. Mỗi đối tác hay nhà phát triển cần mua những mảnh nhỏ đó để phục vụ mục đích của riêng họ, tất nhiên, họ phải thanh toán bằng Pi, có thể mua vĩnh viễn hoặc vài năm. Những đối tác này lấy đâu ra số Pi để thanh toán cho Pi Browser?
Có 2 cách để họ có được số Pi như ong muốn. Một là mua trên thị trường tự do (trên sàn giao dịch hoặc từ cá nhân đơn lẻ), hai là mua pi từ Picoreteam. Nên nhớ Picoreteam nắm giữ tối đa 25% tổng cung Pi toàn cầu. Mục đích là nhằm chủ động duy trì sức mạnh mạng Pi, mục đích còn lại là phân phối cho các đối tác và nhà phát triển trên hệ sinh thái Pi như trên.
Tất cả số Pi này sẽ bị khóa trong thời gian nào đó để đảm bảo sự khan hiếm của Pi. Tại sao lại khóa chúng? Bạn nên biết rằng, những đối tác và nhà phát triển trên hệ sinh thái pi đều là những tổ chức có nguồn lực tài chính và hàng hóa lớn. Điều gì xả ra khi họ đẩy giá Pi lên cao và bán ra đồng loạt trong thời gian ngắn? Đó là cách đầu cơ tinh vi. Vậy khóa Pi của họ là phương án tạo ra sự khan hiếm và đảm bảo giá thị trường của pi ổn định.
2.4.2 Khóa nguồn cung Pi của nhà cung cấp hàng hóa
Dự án Pi network không chỉ đơn thuần là tạo ra một đồng tiền mã hóa rồi đưa lên sàn giao dịch.
Pi network có tham vọng đưa chúng vào chi tiêu phục vụ giao thương cho cộng đồng lớn hoặc toàn cầu. Pi coin được dùng như 1 đồng tiền cơ bản không giới hạn biên giới. Theo những tiết lộ từ dự án, rất có thể Dự án sẽ xây dựng 1 trung tâm thương mại online trên hệ sinh thái Pi Browser. Trung tâm thương mại sẽ cho phép người mua và người bán gặp nhau trao đổi hàng hóa và thanh toán hoàn toàn bằng đồng Picoin.
Trong trường hợp không tự xây dựng trung tâm thương mại, sẽ có những gã khổng lồ đăng ký mở trung tâm thương mại trên nền tảng pi browser, đơn giản vì sức hút của cộng đồng pi quá lớn, lên tới hàng trăm triệu người toàn cầu.
Hoặc là Picoreteam tự tạo ra sàn thương mại điện tử, hoặc là đối tác khác tạo ra sàn thương mại điện tự trên Pi Browser. Sẽ luôn có 1 phương pháp tạo ra sự khan hiếm Pi ở đây.
Nghe có vẻ vô lý, nhưng hãy xem chúng tôi phân tích:
Đối với sàn thương mại điện tử thông thường, ví dụ Amazon hay Alibaba. Bạn muốn bán bất kỳ một hàng hóa nào trên sàn thương mại, bạn chỉ cần mở tài khoản (có phí hoặc miễn phí) và đăng sản phẩm lên bán là xong. Thanh toán sẽ được chuyển qua bên thứ 3 là ngân hàng làm trung gian. Ai đó thanh toán tiền hàng cho bạn, họ chuyển khoản cho bạn nhưng bản chất là chuyển lên ngân hàng, rồi ngân hàng sẽ chuyển lại cho bạn. Bạn phải mất phí giao dịch.
Đối với sàn thương mại điện tử trên Pi Browser. Bạn muốn bán hàng, bạn cần một số tiền Pi để bảo lãnh. Số tiền đó có thể không quá lớn so với giá trị hàng hóa của bạn, có thể là 5% – 10% – 20% chẳng hạn. Ví dụ: Bạn niêm yết bán 5 chiếc xe đạp, mỗi chiếc có giá 10 pi, có thể bạn phải đóng tiền bảo lãnh 10pi. Vì sao cần bảo lãnh?
Điều gì xảy ra khi ai đó mua hàng của bạn nhưng bạn lại không trả hàng cho họ. Nếu có sự việc ấy xảy ra, Số Pi bảo lãnh của bạn sẽ được dùng để trả về cho chính người mua hàng không nhận được hàng.
Số pi bảo lãnh ấy sẽ được khóa cho đến khi bạn đóng cửa hàng online.
Trong phần trả lời cộng đồng, Nicolas cũng đã nói sơ qua về việc khóa pi bằng phương pháp này. Nó hoàn toàn hợp lý trong giao thương xuyên biên giới thanh toán bằng tiền mã hóa phi tập trung, nghĩa là sẽ có ít sự can thiệp chủ quan của con người.
Nguồn cung này góp phần rất lớn tạo ra sự khan hiếm của Pi trên thị trường. Một viên cảnh tươi có thể xảy a, hãy hình dùng Apple mở bán sản phẩm trên Pi browser. Hàng năm doanh thu của Apple khoảng 300 tỉ đô la. Tiền bảo lãnh 5% để khóa là 15 tỉ đô la! Quy ra số lượng Pi bị khóa là nhiều hay ít??? Đây chỉ là ví dụ giúp sinh động hơn, vì có thể những hãng khổng lồ sẽ không cần phải mất tiền bảo lãnh, nhưng ít nhất số picoin bị khóa khi tham gia vào hệ sinh thái như một số tác phát triển sẽ xảy ra.
2.5 Nguồn cung Pi bị thất lạc.
Tiền mã hóa không giống tiền truyền thống, nó không thể in thêm.
Tiền mã hóa Pi cũng không tính tới phương án điều chỉnh lạm phát như một số đồng tiền khác, có đồng điều chỉnh lạm phát 1 năm khoảng 1%, nghĩa là sẽ in thêm 1% mỗi năm so với tổng cung ban đầu.
Sẽ cố một số pi coin bị mất đi do người dùng mất mật khẩu ví, điều này dẫn tới Pi coin vĩnh viễn không được lưu hành trên thị trường, do đó nó sẽ góp phần vào sự khan hiếm. Ví dụ kinh điển về Bitcoin:
Stefan Thomas – một lập trình viên người Đức sống tại San Francisco (Mỹ) – chỉ còn hai lần để nhập chính xác mật khẩu ví điện tử chứa số Bitcoin trị giá khoảng 220 triệu USD.
Kỹ sư IT người Anh, vứt nhầm một ổ cứng máy tính bên trong có chìa khóa để mở ra số Bitcoin trị giá 280 triệu USD
2.6 Kỳ vọng tương lai
Bitcoin đã phát triển được hơn 10 năm, giao dịch đắt đỏ nhất là mua hai chiếc bánh Pizza với giá 10.000 Bitcoin, tính theo giá hiện tại nó có giá trị 350 triệu đô la.
Đã có nhiều đồng tiền mã hóa tăng phi mã trong thời gian ngắn, có thể lên tới 5,000% hoặc 10,000% trong 1 năm.
Vị vậy họ sẽ rút ra những bài học tích lũy coin, sẽ có nhiều người nắm giữ pi một cách vững chắc với kỳ vọng sau vài năm để có thể trở nên giàu có.
Chính sự kỳ vọng như ấy đã làm số Pi coin trở lên khan hiếm trên thị trường.
Nếu bạn chưa rõ về Pi network, hãy tham khảo: Pi network là gì?
Xem hướng dẫn tạo tài khoản khai thác Pi:
Hãy tham gia mạng Pi network cùng chúng tôi để trở thành những người nắm giữ pi nhiều hơn: Hướng dẫn tạo tài khoản Pi network tại đây
Tham gia Group Pi toàn cầu để luôn nhận được những thông tin bổ ích từ dự án: Pi Network Global
Một bài viết về Pi rất khách quan so với các bài viết đầy rẩy trên mạng từ trước tới nay. Thank you ad!
Cảm ơn bạn đã dành lời khen! nhớ tham gia group và mời bạn bè tham gia cùng sinh hoạt nhóm nhé, Group: Pi Network Global
Ngoài kiến thức nền thì phong cách hành văn của tác giả là điều tôi hiếm gặp trong thực tế.
Một ngày không xa, chính tôi sẽ phải đặt hàng những bài viết như vậy từ bạn cho cộng đồng!
Vâng,
Đó là khi thị 1 Nghị định của Chính phủ về việc công nhận và ứng dụng tiền KTS vào hệ thống thanh toán tài chính thương mại tại Việt Nam.
Rất hân hạnh! Mình viết văn theo lối tự do. 1 tạp chí Pi rất có thể sau này sẽ lớn hơn cả 1 tạp chí công nghệ của tổ chức nào đó. Vì Pi toàn cầu mà!
Cho dù anh khóa cỡ nào mà có 100 tỉ pi thì giá pi cũng không thể tới 0.1$. Lý do là không có đồng crypto nào IDO với mức giá 10 tỉ $ full marketcap. Nếu anh biết đồng nào như vậy xin cho biết để tham khảo.
Con số lạc quan nhất là 0.01$ giá IDO. Lúc đó 1 người trung bình bấm 1 năm kiếm được 1000 Pi sẽ có số tiền 10$, chả bõ dính răng.
Bạn không hiểu Pi sinh ra để làm gì. Đừng so sánh pi với shiba hay doge hay bất kỳ crypto nào khác. Hãy chờ xem nhé!
Chỉ có những bạn chưa hiểu về Pi Network mới có lối tư duy theo lối mòn, dẫn đến cách nhìn nhận phiến diện như vậy thôi. Chính vì vậy mới có sự khác nhau về giàu nghèo, chứ thật ra ai cũng đều có một cơ hỗi như nhau!?