Nội dung chính
1. Bầu cử Mỹ
Nước mỹ có hệ thống bầu cử có thể nói là dân chủ nhất thế giới
Từ những ngày lập nước, họ đã cải cách phương thức bầu cử vừa đảm bảo dân chủ cao nhất nhưng vẫn đảm bảo công bằng và minh bạch.
Có 2 loại phiếu bầu đó là: Phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri
Phiếu đại cử tri được chia đều cho các bang căn cứ vào yếu tố chính trị, dân số, sức mạnh kinh tế và diện tích mỗi bang
Phiếu phổ thông là phiếu bầu cử mà toàn dân Mỹ ai cũng có quyền bầu cử
2. Pi node
Supernode trong Pinetwork được thiết kế như những phiếu đại cử tri
Node trong Pi network được thiết kế như phiếu phổ thông
Không thể so sánh theo nghĩa đen của nó. Hãy hình dung 1 cách tương đối
3. Câu hỏi còn bỏ ngỏ về Node và Supernode của Pi Network
3.1 Supernode
3.1.1 Trách nhiệm của supernode
Supernode là xương cốt của Blockchain Pi. Chúng được thiết kế để tồn tại cuối cùng nếu mọi node không hoạt động.
3.1.2 Bố trí supernode
Với tham vọng đưa Pi trở thành tiền tệ toàn cầu cho hàng tỷ người, Nicolas phải tính tới phương án an toàn tuyệt đối cho Supernode. Những việc cần làm là gì?
– Chia supernode phân tán toàn cầu như chia phiếu đại cử tri của Mỹ (căn cứ vào sức mạnh kinh tế mỗi nước, dân số, địa lý, và ổn định chính trị mỗi nước)
3.1.3 Yêu cầu sức mạnh máy tính
– Với mục đích xử lý toàn bộ giao dịch toàn cầu khi phần lớn các node ngừng hoạt động, Nicolas phải thiết kế yêu cầu tối thiểu về sức mạnh của máy tính. Để đảm bảo yêu cầu như vậy, có lẽ cần những cỗ máy tính có giá tới hàng trăm ngàn đô trở lên. Vì vậy các bạn đừng mơ mộng sử dụng máy tính vài chục triệu tới 100 triệu được chọn làm supernode nha
3.1.4 Đường truyền
– Đường truyền internet phải đảm bảo tốc độ cao nhất và ổn định nhất
3.2 Node
3.2.1 Trách nhiệm của node
Node được thiết kế như mạch máu của Pi network, chúng trải rộng toàn cầu và bao bọc supernode, lấy supernode làm trung tâm. Mỗi supernode sẽ được các node vệ tinh “bầu cử” cho mình. Có thể là vài trăm đến hàng nghìn node vệ tinh quan super node như vậy tùy thiết kế
3.2.2 Bố trí Node
Node được bố trí theo địa lý và dân số. Vì node chịu trách nhiệm xác nhận giao dịch địa phương cục bộ. Giao dịch sẽ được gửi về các node gần nhất để cùng xác nhận, sau đó chúng chuyển về supernode gần nhất. Supernode ấy sẽ đại diện cho toàn bộ node đại phương đó và gửi thông tin tới các supernode khác. Cuối cùng các supernode sẽ đồng thuận xác nhận giao dịch đúng.
Sẽ không có chuyện bố trí node gần nhau như trang trại khai thác bitcoin, như vậy không đảm bảo phân tán và sẽ bị lãng phí tài nguyên, làm lệch không gian mạng Pi
Việc bố trí node và supernode như vậy sẽ không cần mấy chục ngàn node cùng xác nhận, nếu làm như vậy thì số node càng nhiều, giao dịch càng chậm.
3.2.3 Yêu cầu sức mạnh máy tính
Với mục tiêu tạo ra những giao dịch trong thời gian ngắn nhất, từ 1-5s. Cấu hình máy tính cũng rất cao. Với tham vọng hàng tỷ giao dịch mỗi ngày, tương lai lưu trữ cộng dồn là rất lớn. Cho nên máy tính được chọn làm node cũng phải có giá hàng trăm triệu. Những người có máy tính laptop hoặc máy case dưới 100tr thì không nên mơ mộng được chọn node. Hiện tại có thể được chọn, nhưng tương lai thì không. Vậy hãy chuẩn bị phương án cho mình
Pi công bố có 17.000/208.000 node. Con số 208.000 node kia là các máy dưới chuẩn nhé các bác.
Admin có con laptop 30 triệu, chạy thử 3 ngày rồi tắt từ ấy. Ad biết máy tầm của em chạy như vậy chỉ giúp Pi-test thôi. Sẽ ko được chọn. Hi vọng PCT sẽ có khoản thưởng cho những node chạy thời gian dài mà ko được chọn, để bù đắp những cống hiến cho anh em
3.2.4 Đường truyền
Tốc độc ổn định và khá cao mới được chọn
4. Mở rộng node và supernode có tự động không?
Node và supernode được thiết kế tự động tìm và chọn mới nếu node và supernode cũ không đủ năng lực, việc mở rộng node tự động sẽ giúp những nơi chưa chọn node hoặc supernode trước khi mainnet có mạng Pi. Nó cũng được thiết kế để loại bỏ những node có khoảng cách quá gần nhau
5. Cạnh tranh công bằng và sống sót tuyệt đối
Với thiết kế như vậy, các node và supernode luôn được cạnh tranh và nâng cấp, bảo đảm hệ thống không bao giờ quá tải
Thiết kế phân tán như vậy sẽ bảo đảm sống sót tuyệt đối như những hầm hạt nhân của Mỹ và Nga. Node và supernode sẽ bố trí trải rộng toàn cầu. Trong mọi trương hợp, hệ thống vẫn hoạt động, mọi giao dịch luôn diễn ra suôn sẻ.
6. Động lực duy trì node và supernode
Đây là vấn đề Nicolas chưa nói đến, phần thưởng Pi sẽ giúp các chủ node và supernode duy trì nó. Hình thức thưởng như thế nào cần thêm thời gian mới rõ.
7. Tại sao Pi network phải yêu cầu cao như vậy
Hãy hình dung nếu Pi thiết kế là tiền mã hoá tiêu dùng toàn cầu. Điều gì xảy ra nếu mỗi pi có giá hàng nghìn đô la bị đóng băng hoặc ngưng trệ do hệ thống node và supernode. Vậy Pi sẽ được thay thế bởi đồng tiền khác tốt hơn!
good!
Một bài viết đạt chuẩn về kiến thức công nghệ Block Chain Pi. Nên từ năm 2021 tôi đã từng nói về cấu hình của máy tính chạy Node phải đạt yêu cầu của mạng Pi Network và giá tiền phải ít nhất từ 50 triệu trở lên, xong ai cũng bảo phí tiền và không cần phải đầu tư như vậy vì chạy Node đơn giản, thật buồn cười.