Nội dung chính
1. Pi network là gì?
Pi network là tiền mã hóa thế hệ 4 ra đời sau các loại tiền nổi tiếng trước đó là Bitcoin, Ethereum, Ripple … Nó được gọi là thế hệ 4 vì cho đến nay công nghệ blockchain đã trải qua 4 lần cải tiến những hạn chế của đồng tiền trước đó. Pi network cũng là đồng tiền mã hóa đầu tiên được khai thác bằng điện thoại thông minh. Trước khi Pi network ra đời, đã có hàng chục nghìn loại tiền mã hóa được sinh ra nhưng phần lớn không có giá trị
2. Lịch sử phát triển
2.1 Cha đẻ của Pi network
Cha đẻ của Pi network là một nhà máy tính học chuyên nghiên cứu blockchain – tiến sỹ Nicolas Kokkalis tại đại học Stanford Hoa Kỳ. Ông cùng đồng nghiệp và nhóm học trò của mình viết ra số cái blockchain pi chạy theo thuật toán đồng thuận Stellar và được xác nhận bởi các node toàn cầu.
2.2 Quá trình phát triển
Năm 2018, đội ngũ cốt lõi (Picoreteam) đã bắt tay vào viết code cho blockchain và định hình đường lối phát triển của dự án chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết Kế, Phân Phối, Trust Graph Bootstrap.
Giai đoạn 2: tesnet (14/3/2020)
Giai đoạn 3: Mainnet (niêm yết trên các sàn giao dịch tiền mã hóa, cuối năm 2021)
Giai đoạn 4: Xây dựng hệ sinh thái
Giai đoạn 5: Phát triển hệ sinh thái Pi
2.3 Những thành tựu phát triển của Pi network qua thời gian
- Ngày 14/3/2019: website của pinetwork ra đời: https://minepi.com/
- Ngày 22/5/2019: Cộng đồng pi network đạt 10.000 người tham gia. Tốc độ khai thác pi giảm 1 nửa còn 1.8pi/h
- Ngày 5/7/2019: Cộng đồng đạt 100.000 thành viên, tốc độ khai thác tiếp tục giảm 1 nửa còn 0.8pi/h
- Ngày 1/8/2019: Cộng đồng đạt 200.000 thành viên
- Ngày 29/8/2019: Đạt 300.000 thành viên
- Ngày 25/9/2019: Đạt 450.000 thành viên
- Ngày 17/10/2019: Đạt 800.000 thành viên
- Ngày 31/10/2019: Vượt 1 triệu thành viên, tốc độ khai thác tiếp tục giảm 1 nửa chỉ còn 0.4pi/h
- Ngày 16/12/2019: Picoreteam mua lại tên miền pi.app với giá 300.000 đô la Mỹ, quy đổi thành 10.000 đồng pi coin. Đây là giao dịch đầu tiên trong lịch sử Pi network
- Ngày 25/2/2020: Đạt 3.5 triệu thành viên
- Ngày 14/3/2020: Cột mốc ghi dấu sự ra đời của Pi node – là mạng lưới xác nhận giao dịch toàn cầu của blockchain pi. Node được tất cả các thành viên đang khai thác Pi chạy testnet để khắc phục những bất cập và hoàn thiện mạng node cho đến khi lên mainnet tại giai đoạn 3 vào cuối năm 2021
- Ngày 28/6/2020: Đạt 6 triệu thành viên. Picoreteam gọi ngày này là ngày Pi2day (nghĩa là ngày kỉ niệm thứ 2 của pi trong 1 năm, sau ngày 14/3 hàng năm).
- Ngày 8/8/2020: Đạt 8 triệu thành viên
- Ngày 8/12/2020: Đạt 10 triệu thành viên, tỷ lệ khai thác pi tiếp tục giảm 1 nửa, chỉ còn 0.2 pi/h
- Ngày 27/1/2021: Đạt 12 triệu thành viên
- Ngày 16/2/2021: Đánh dấu một bước phát triển mới bằng sự kiện ra mắt Ví Pi (Pi wallet) và được các thành viên test trên máy tính
- Ngày 14/3/2021: Đạt 14 triệu thành viên, cũng là ngày kỉ niệm hàng năm của Pi. Picoreteam công bố số node chạy test vượt 10.000 node và 15.000 node dự bị
- Ngày 26/3/2021: Đạt 15 triệu thành viên
- Ngày 9/4/2021: Ra mắt trình duyệt Pi Browser, đặt nền móng cho hệ sinh thái pi network phát triển từ đây. Pi browser tích hợp ví pi để phục vụ cho các ứng dụng khác chạy trên nó thanh toán bằng tiền pi trong tương lai
- Ngày 16/04/2021: Đạt 16 triệu thành viên
- Ngày 08/05/2021: Đạt 17 triệu thành viên
- Ngày 29/05/2021: Đạt 18 triệu thành viên
3. Hạ tầng duy trì Pi network toàn cầu
3.1 Con người
- Pi network có sứ mệnh thiêng liêng từ đáy lòng người sinh ra nó – Nicolas Kokkalis. Ông ấy mong muốn có 1 hệ thống tài chính lành mạnh và công bằng cho toàn thế giới. Nicolas đã hướng tới phát triển công nghệ phục vụ con người một cách hữu ích nhất, trong ý tưởng đó blockchain và đồng tiền Pi được kết hợp với nhau để tạo ra một cuộc cách mạng tiền tệ phi tập trung, lấy con người làm trung tâm. Do đó, ông ưu tiên phát triển cộng đồng pi song song với phát triển công nghệ cốt lõi. Cụ thể, ông luôn lấy ý kiến cộng đồng để phát triển, hoàn thiện công nghệ và hệ sinh thái Pi network. Ông tham vọng xây dựng cộng đồng ít nhất 100 triệu đến 1 tỷ người. Hiện nay, cộng đồng pi là cộng đồng lớn mạnh nhất trong tất cả các cộng đồng tiền mã hóa. Nó sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa sau mỗi lần dự án pi đạt được những thành tựu rõ ràng hơn.
3.2 Hệ thống cốt lõi blockchain
Sổ cái Blockchain
Là code xây dựng chuỗi khối chứa các thông tin trong đó và không thể đảo ngược (không thể thay đổi). Điều này tạo nên tính minh bạch hoàn toàn mà không bị bên thứ 3 nào sửa đổi hoặc khống chế nó. Nó được duy trì liên tục nhờ các Node và Supernode trên cở sở thuật toán đồng thuận phi tập trung

Node Pi
Node pi là một mắt xích trong mạng lưới của sổ cái blockchain. Node chính là những máy tính xử lý và ghi nhận thông tin giao dịch chuyển qua giữa các khối trong blockchain. Tất cả các node kết nối với nhau thông qua mạng internet và hình thành mạng lưới ghi nhận giao dịch trên bloackchain theo thuật toán đồng thuận toàn cầu
Supernode
Supernode có vai trò quan trọng hơn các node. Một số yêu cầu cao hơn đó là: Phần cứng máy tính, chịu trách nhiệm xử lý giao dịch nhiều hơn khi một số node bị lỗi.
Supernode là xương sống của Pi’s Blockchain, chịu trách nhiệm đạt được sự đồng thuận dựa trên thuật toán để viết đúng giao dịch trên sổ cái Pi. Ngoài tất cả trách nhiệm mà node thực hiện, supernode phải chịu trách nhiệm đảm bảo các Supernode và node khác có được trạng thái mới nhất của blockchain. Các Supernode cũng sử dụng giao diện node và được lựa chọn ban đầu bởi Picoreteam. Supernode cần được kết nối mạng 24/7 và có kết nối internet đáng tin cậy với tốc độ cao. TÌm hiểu sâu hơn về node và upernode tại link này: Node và Supernode là gì?
Vòng tròn bảo mật
Đã có một số loại tiền mã hóa được sinh ra dựa trên thuật toán đồng thuận tương tự pi, nhưng nó không có vòng tròn bảo mật. Tại sao gọi là vòng tròn bảo mật? Trong một tuyên bố từ Nicolas, vòng tròn bảo mật có vai trò lấy lại mật khẩu ví nếu bị mất.
Hiện nay, tất cả các loại tiền mã hóa sinh ra trên blockchain, nếu mất mật khẩu thì không có cách gì lấy lại được, điều này thật khó chấp nhận. Tiền là tài sản chính của mỗi người, tại sao chỉ vì vô ý mất mật khẩu mà lại mất tất cả? đó là điều phi lý. Nicolas đã nghĩ ra một phương án để khắc phục sự phi lý ấy – vòng tròn bảo mật. Phương thức lấy lại private key bằng cách nào vẫn chưa được tiết lộ, nhưng nó là 1 ý tưởng tiến bộ hơn hẳn những loại tiền mã hóa trước đó.
Vòng tròn bảo mật cần từ 3 đến 5 người tin tưởng thêm vào tài khoản Pi của bạn trong suốt quá trình khai thác pi. Ngoài chức năng giúp bạn lấy lại mật khẩu ví Pi, nó còn giúp bạn có thêm phần thưởng pi mỗi giờ.
Ví Pi (Pi Wallet)
Ví Pi là một sản phẩm bắt buộc blockchain. Ví pi dùng để chứa Pi, cũng có thể chứa những đồng tiền mã hóa khác nếu sử dụng chung blockchain Pi. Ví pi và mật khẩu của ví được sinh ra dựa trên thuật toán được mã hóa, mật khẩu không lưu trên máy chủ hay blockchain mà lưu trên điện thoại của chủ tài khoản

Pi coin
Pi coin là sản phẩm của blockchain Pi, nó là 1 loại token đúc sẵn căn cứ trên số pi có được từ khi mở tài khoản khai thác cho đến khi hệ thống đóng lại (nguồn cung giới hạn/cạn kiệt) theo sự đồng thuận của của cộng đồng.
Nguồn cung của picoin không được ấn định từ đầu, số lượng pi sẽ được ấn định khi dự án ngừng khai thác và blockchain pi khởi chạy phi tập trung. Khi đó không có 1 đồng Pi nào được sinh ra nữa.
Khi nào thì dự án Pi ngừng khai thác? Câu hỏi còn bỏ ngỏ, có thể là khi số thành viên đạt 100 triệu, cũng có thể là 1 tỷ. Số người khai thác tăng lên đồng nghĩa với năng suất khai thác giảm dần về 0
4. Khai thác Pi network bằng cách nào?
Tiền mã hóa được tạo ra theo 2 cách: Một giải giải toán, hai là được tặng miễn phí căn cứ vào sự đóng góp của mỗi người cho hệ thống tạo ra nó
Tiền mã hóa cũng được khai thác theo 2 loại hình: Một là máy tính, hai là điện thoại
Pi network là đồng tiền đầu tiên khai thác bằng điện thoại thông minh (smart phone) và được tặng miễn phí dựa trên công sức đóng góp của bạn cho cộng đồng Pi network toàn cầu.
4.1 Tạo tài khoản khai thác pi network
Video hướng dẫn tạo tài khoản pi:
- Xem hướng dẫn tạo tài khoản pi network tại link dưới: Tạo tài khoản pi network
4.2 Làm sao để khai thác pi nhanh hơn
Trong quá trình khai thác pi, bạn có những phần thưởng xứng đáng cho từng vai trò của mình. Dưới đây là các vai trò giúp bạn tăng khả năng khai thác pi:
- Pioneer: Người tiên phong – là người đầu tiên tham gia pi network
- Contributor: Cộng tác viên – là người đã tạo nhóm và mời được 5 người vào nhóm của người đó
- Ambassador: Đại sứ – là người đã tạo nhóm và mời được hơn 7 người vào nhóm của người đó
- Mã giới thiệu: Là tên người dùng, tên này là duy nhất và không trùng với bất kỳ ai, nó cũng được gọi là mã giới thiệu. Tên người dùng này cũng được dùng làm địa chỉ ví nhận tiền sau này.
5. Giao dịch Pi coin
Sau khi bạn vượt qua một số yêu cầu bắt buộc dưới đây, pi được phép giao dịch toàn cầu
- KYC (Know your Customer): là xác minh danh tính đảm bảo chủ sở hữu hợp pháp của tài khoản, xác minh chủ tài khoản không phải robot. Hiện tại, tài khoản Pi network được xác minh thông quan một bên thứ 3 là app YOTI. Tương lai có thể được xác minh trực tiếp trên app Pi. Tham khảo thêm về KYC tại các link dưới đây
Tại sao không KYC được bằng Căn cước công dân?
KYC bằng YOTI – những hiểu lầm nguy hại
- IAT (In – App Transfer): Là giao dịch pi nội bộ trong hệ sinh thái Pi – nghĩa là chuyển pi qua lại giữa các ví pi
- Giao dịch trên sàn tiền mã hóa: Giao dịch này cơ bản chỉ là phần mở rộng của IAT. Sàn giao dịch là nơi kết nối sâu rộng giữa những người có nhu cầu mua bán tiền mã hóa với nhau. Sàn giao dịch cho phép giao dịch nhiều loại tiền mã hóa mà không phải chỉ riêng pi coin.
6. Hệ sinh thái Pi network
Hệ sinh thái Pi network là 1 tập thể những tiện ích tồn tại và phát triển căn cứ trên sổ cái blockchain Pi và được xác nhận bởi các node toàn cầu. Hệ sinh thái pi dùng tiền pi coin làm công cụ thanh toán cho mọi dịch vụ tiện ích trên nó, bao gồm: Mua bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử, chuyển tiền xuyên biên giới, thanh toán dịch vụ online, thanh toán phí duy trì hệ sinh thái …
Ngày 9/4/2021 trình duyệt Pi Browser ra đời đánh dấu cột mốc cơ bản và đặt viên gạch đầu tiên cho nền tảng phát triển hệ sinh thái pi network
Hãy tìm hiểu xem Pi Browser là gì và có tác dụng như thế nào theo link dưới đây
Pi Browser – Hệ sinh thái vượt qua Bitcoin, Ethereum, Ripple
————————————————————————————–
Tham gia cộng đồng pi cùng chúng tôi để có những thông tin hữu ích, group facebook: Pi Network Global
Tuyệt vời, bài viết ngắn , gọn gàng và dễ hiểu cho mọi tầng lớp phổ thông. Cảm ơn add rất nhiều. Hy vọng nó sẽ hữu ích với tất cả các Pioneer hiện nay đang hoan man, thiếu niềm tin ỷong giải đoạn hiện nay,giải đoạn chờ đợi KYC…