Trong quá trình sử dụng Pinetwork, chắc hẳn bạn đã gặp các từ VTBM, KYC, IAT, Node, FAQ,….với những người mới tìm hiểu thì đây thực sự là các thuật ngữ rất khó hiểu. Vậy, hãy cùng Pinetwork blog giải thích các thuật ngữ này nhé.

  1. Blockchain: Blockchain là một dạng sổ cái phân tán, trong đó các giao dịch được đưa lên đã được mã hóa và không thể đảo ngược thứ tự.
  2. Pioneer: Người tiên phong – Những thành viên ban đầu của mạng lưới Pi Network (1 trong 4 vai trò của Pi Network)
  3. Ambassador: Đại sứ Pi, bạn trở thành Đại sứ khi mời được từ 7 thành viên trở lên tham gia vào mạng lưới Pi Network (Đây là 1 trong 4 vai trò của hệ sinh thái Pi)
  4. Contributor: Người đóng góp (xây dựng được vòng tròn bảo mật 3 – 5 thành viên trong hệ sinh thái Pi, đây là 1 trong 4 vai trò của Pi Network).
  5. Core team: Core Team là Đội ngũ nòng cốt – Nhóm cốt lõi phát triển Pi Network, là các Tiến sỹ của Đại học Stanford, Mỹ. Các bạn có thể xem thêm về Core Team tại đây.
  6. Earning Team: Nhóm khai thác trong Pi Network. Là nhóm do bạn lập ra và mời người khác tham gia qua mã mời – Invitation Code của bạn. Bạn chỉ có thể được thêm vào 2 nhóm khai thác của nhóm người mời bạn và nhóm do bạn mời người khác.
  7. VTBM: Vòng tròn bảo mật( có tên tiếng Anh là Security Circle, là một nhóm 3–5 người đáng tin cậy được xây dựng bởi mỗi thành viên của Pi). Vòng tròn bảo mật bảo mật tiền tệ bằng cách xây dựng một biểu đồ tin cậy toàn cầu nhằm ngăn chặn các tác nhân xấu thực hiện các giao dịch gian lận. Xem thêm về VTBM tại đây.
  1. KYC : Know Your Customer là bước xác minh danh tính người dùng bằng các giấy tờ như Passport (hộ chiếu), CMND, thẻ căn cước…sẽ được Pi yêu cầu. Bạn cần KYC thành công mới có thể giao dịch (transfer) Pi. Đây là một quá trình được luật pháp bắt buộc, kèm theo là luật chống rửa tiền AML. Xem thêm về KYC tại đây.
  2. Node: Nodes đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Pi Network sau SuperNodes, đóng vai trò xác thực tính hợp lệ của Blockchain, xác nhận các giao dịch vào Blockchain (Nodes và SuperNodes là các máy tính tạo nên mạng lưới phân tán Pi toàn cầu, đây cũng là 1 trong 4 vai trò của Pi Network)
  3. SuperNode: SuperNodes đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống Blockchain của Pi, chúng quyết định sự đồng thuận về các giao dịch trong hệ thống Pi Network và đảm bảo các Super Node – Node khác có được trạng thái cuối cùng của Blockchain. SuperNodes được lựa chọn bởi Core Team và cần có kết nối Internet ổn định, liên tục 24/7.
  4. Testnet: Testnet (mạng thử nghiệm) là một phiên bản Blockchain dành cho các nhà phát triển nhằm thử nghiệm các tính năng trước khi đưa sản phẩm thành mô hình phân tán.
  5. FAQ: Frequently Asked Questions( những câu hỏi thường gặp, đọc trong app Pi network hoặc trang chủ)
  6. Dapps‬‪: DAPP là một ứng dụng phi tập trung, thường đề cập đến các ứng dụng chạy trên Blockchain, chẳng hạn như những gì chúng ta thường nghe, sàn giao dịch phi tập trung, trò chơi được mã hóa…
  7. White paper: Trong lĩnh vực tiền điện tử, White Paper là một bản thảo mô tả chi tiết về dự án ICO (Initial Coin Offering – phát hành token lần đầu) mà một công ty hay một nhóm nhà phát triển sẽ thực hiện, giúp nhà đầu tư hiểu hơn và có một cái nhìn tổng quan về dự án, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án này hay không? Nếu một dự án ICO được giới thiệu mà không có White Paper thì bạn cần đặt ra nghi vấn “có nên tham gia dự án này không?“
  8. Chiều cao khối: Chiều cao khối đề cập đến số khối, là số khối giữa khối đầu tiên và khối gốc. Khối Genesis, như tên cho thấy, là khối đầu tiên được tạo bởi Mainnet hoặc Testnet. Khối đầu tiên ghi lại chiều cao khối là 1… Khối thứ 100 có chiều cao khối là 100.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!